18 Tháng Mười Một, 2019
Công nghệ xử lý nước thải hiện nay đang rất phát triển, đặc biệt là ứng dụng các công nghệ mới, thiết bị mới, quy trình mới trong xử lý nước thải, giúp rút ngắn được thời gian xử lý, giảm khối tích công trình xử lý, tiết kiệm năng lượng vận hành, an toàn chất lượng nước đầu ra sau xử lý. Có thể kể đến một số công nghệ thiết bị được ứng dụng rộng rãi như sau:
Công nghệ Màng lọc:
Công nghệ này ứng dụng để tách các vật thể rắn lơ lửng trong nước thải khỏi pha lỏng để giúp cho nước thải sau xử lý đạt độ tinh khiết cao, chất lượng nước đảm bảo
Nguyên lý quá trình lọc thẩm thấu ngược
Quá trình xử lý nước thải bằng công nghệ màng lọc MBR
Ưu điểm: chất lượng nước đảm bảo, công trình nhỏ gọn
Nhược điểm: chi phí đầu tư cao, vận hành tốn năng lượng, vận hành đòi hỏi kiểm soát một số chất ảnh hưởng đến màng lọc.
Có thể kể đến một số công nghệ màng lọc như: lọc MF (Micro Filter), lọc UF (Ultra Filter), lọc RO (Riverse Osmosis), lọc MBR (Membrane Bio Reactor)…
Công nghệ bùn hoạt tính lơ lửng hoặc dính bám:
Công nghệ xử lý nước thải ứng dụng quá trình bùn hoạt tính lơ lửng và dính bám là công nghệ truyền thống được áp dụng rất phổ biến và chiếm phần lớn đối với các loại nước thải có
nguồn gốc ô nhiễm hưu cơ. Hiện nay một số các thiết bị được nghiên cứu để tăng hiệu quả xử lý
của các quá trình này có thể kể đến như: giá thể di động MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), giá thể vi sinh dính bám cố định, thiết bị khuấy trộn chìm…
Quá trình bùn hoạt tính trong bể xử lý nước thải
Công nghệ hóa lý và cơ học:
Được ứng dụng để tách các hợp chất lơ lửng hoặc hòa tan ra khỏi nước thải thông qua việc tác động của hóa chất hoặc trọng lực.
Hiện tại hiệu quả xử lý của các quá trình này đã được nâng lên đáng kể bằng việc ứng dụng các hóa chất chuyên dụng hoặc các thiết bị chuyên dụng giúp đẩy nhanh quá trình phản ứng và tăng hiệu quả của quá trình tách pha như: hóa chất keo tụ, Polymer, tấm lắng vách nghiêng, thiết bị ly tâm tách cặn…