19 Tháng Mười Một, 2019
Ngày nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, văn hóa, xã hội, kéo theo đó là sự bùng nổ về dân số…
Một trong những vấn đề đáng báo động hiện nay, đó là xử lý nước thải do các hoạt động hàng ngày của con người như nấu ăn, tắm rửa, giặt giũ, vệ sinh…
1. NGUỒN GỐC, THÀNH PHẦN VÀ TÍNH CHẤT NƯỚC THẢI
Nguồn gốc nước thải
Thành phần đặc trưng của nước thải sinh hoạt là các chỉ tiêu: BOD5, COD, TSS (cặn lơ lửng), chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ, váng nổi và Coliform …
Thành phần và tính chất nước thảisinh hoạt
Tính chất đặc trưng của nước thải sinh hoạt là chứa nhiều chất hữu cơ có khả năng bị phân hủy sinh học, ngoài ra còn có các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh rất nguy hiểm. Chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạtcbao gồm các hợp chất như protein (40 – 50 %); hydrat cacbon (40 – 50 %).
Nồng độ các chất hữu cơ trong nước thải sinh hoạt trong khoảng 150 – 450 mg/l theo trọng lượng khô. Có khoảng 20 – 40 chất hữu cơ khó bị phân hủy sinh học.
Đặc tính chung của nước thải sinh hoạt thường bị ô nhiễm bởi các chất cặn bã hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan (thông qua các chỉ tiêu BOD5/COD) , các chất dinh dưỡng (Nitơ, photpho ), các vi trùng gây bệnh (E.coli, coliform…).
Thành phần và tính chất nước thải đầu vào để thiết kế hệ thống XLNT được trình bày dưới bảng sau:
Giá trị đầu vào và đầu ra của hệ thống XLNT như bảng sau:
TT |
Thông số |
Đơn vị |
Giá trị tính toán đầu vào |
Nồng độ các chất ô nhiễm sau xử lý cột B/ QCVN 14:2008 |
1 |
pH |
– |
5-9 |
5 – 9 |
2 |
BOD5 (20oC) |
mg/l |
200-250 |
50 |
3 |
Tổng chất rắn lơ lửng |
mg/l |
250 |
100 |
4 |
Tổng chất rắn hòa tan |
mg/l |
– |
1000 |
5 |
Sunfua (tính theo H2S) |
mg/l |
– |
4 |
6 |
Amoni (tính theo N) |
mg/l |
30 |
10 |
7 | AmNitrat (NO –) (tính theo N) | mg/l | 70 | 50 |
8 | Dầu mỡ động, thực vật | mg/l | – | 20 |
9 | Tổng các chất hoạt động bề mặt | mg/l | – | 10 |
10 | Phosphat (PO43-) (tính theo P) |
Mg/l MPN/ |
10 | 6 |
11 | Tổng Coliforms |
100ml |
15.000- 30.000 | 5.000 |
(Nguồn: từ các công trình có tính chất và loại nước thải tương tự)
2. TIÊU CHÍ THIẾT KẾ
Yêu cầu kỹ thuật của hệ thống XLNT Về công nghệ:
3. LỰA CHỌN CÔNG NGHỆ XỬ LÝ
Dựa trên điều kiện thực hiện mặt bằng thực tế và khả năng hoạt động thành công của hệ thống xử lý, chúng tối đề xuất công nghệ xử lý sinh học như sau:
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt
Các động cơ bơm nước thải, máy thổi khí sẽ được điều khiển và giám sát theo hai (02) chế độ Tự động/bằng tay. Chế độ vận hành bằng tay được thực hiện bởi các nút ấn trên tủ phân phối điều khiển TXL, chế độ vận hành tự động được thực hiện thông qua bộ điều khiển PLC.