19 Tháng Mười Một, 2019
Số lượng các đơn vị nuôi tôm ngày càng tăng cao để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường, để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường và người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi người chăn nuôi cần phải có các biện pháp để xử lý chất thải chăn nuôi tôm, bảo vệ môi trường khỏi những tác động làm ảnh hưởng đến môi trường sống sức khỏe của người dân.
Việc đầu tư xây dựng hầm biogas là giải pháp tối ưu nhất hiện nay cho việc xử lý nước thải nói chung và xử lý nước thải chăn nuôi tôm nói riêng. Hệ thống hầm biogas giúp xử lý hiệu quả chất thải của quá trình chăn nuôi tôm hiệu quả trước thải ra ngoài môi trường, điều này góp phần mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc bảo vệ môi trường trước các nguy cơ gây ô nhiễm khi mô hình nuôi tôm ngày càng phát triển.
Theo Bộ NN-PTNT sau khi tham quan một mô hình xử lý nước thải chăn nuôi tôm bằng biogas, nước thải nuôi tôm sau khi sử dụng sẽ được tách các chất thải rắn thông qua túi lọc bằng lưới. Các loại chất thải rắn như xác tôm chết, vỏ tôm, các loại thức ăn thừa và phân tôm… người dân có thể tận dụng cho việc chăn nuôi khác như làm thức ăn cho vịt, cá… Đối với phân tôm, vì có kích thước nhỏ nên sẽ lọt qua được khe lưới, lượng chất thải này sẽ được lắng lại và trong bể lắng đầu tiên, phần nước thải sẽ tiếp tục đi qua hồ thứ 2 và để tiếp tục quá trình lắng phân và cuối cùng sẽ tràn vào ao lắng thô cấp I.
Vì nước nuôi tôm đã trải qua 2 lần lắng chất thải, vì vậy nên khi nước được đưa vào ao lắng thô cấp I nước đã được xử lý sạch hoàn toàn. Người chăn nuôi có thể sử dụng lượng nước đã xử lý này cho việc nuôi tôm bằng cách bơm ngược lại hồ nuôi. Phân tôm sau khi lắng lại tại hai bể chứ sẽ được tách hết nước mặn và pha loãng với nước ngọt có thể sử dụng để làm phân bón cho cây trồng hoặc làm nguyên liệu đầu vào cho hầm biogas.
Với những hiệu quả mang lại cho hoạt động chăn nuôi của người dân, mô hình xây dựng hầm biogas xử lý nước thải chăn nuôi tôm được đánh giá vượt trội hơn cả so với các mô hình nuôi tôm truyền thống. Kết cấu đơn giản, dễ vận hành, có thể tận dụng được nguồn nước cũ sau khi xử lý, hạn chế tối đa những tác động gây ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏa của người chăn nuôi. Đồng thời mô hình xử lý chất thải này cũng góp phần giảm thiểu lượng nhân công, giúp tiết kiệm chi phí cho người nuôi.
Tuy mang lại nhiều tiện ích cho người nuôi, nhưng mô hình này cũng tồn tại một số các yếu tố đáng lưu ý như: Khi áp dụng mô hình nuôi tôm và xử lý chất thải nuôi tôm bằng hệ thống hầm biogas đòi hỏi người chăn nuôi ít thay nước và không sử dụng hóa chất trong quá trình chăn nuôi để hạn chế sự ảnh hưởng đến khí biogas, thay nước nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình vận hành hệ thống tách chất thải của mô hình.
Ngoài ra, xây dựng hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm cũng tiềm ẩn nguy có cháy nổ với lượng khí ga sinh ra. Vì vậy, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, hầm biogas cần được xây dựng, lắp đặt một cách kỹ lưỡng và đúng kỹ thuật với các thiết bị, dụng cụ chính hãng, uy tín để tránh tình trạng rò rỉ khí ga.
Với mô hình xây dựng hầm biogas để xử lý chất thải nói trên, người nuôi cần tham gia các khóa tập huấn về quy trình xử lý nước thải chăn nuôi tôm để mang lại hiệu quả tốt nhất trong quá trình sử dụng.
Số lượng các đơn vị nuôi tôm ngày càng tăng cao để đáp ứng cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường, để phục vụ cho nhu cầu tiêu thụ của thị trường và người tiêu dùng. Điều này đòi hỏi người chăn nuôi cần phải có các biện pháp để xử lý chất thải chăn nuôi tôm, bảo vệ môi trường khỏi những tác động làm ảnh hưởng đến môi trường sống sức khỏe của người dân.